Phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi tiết kiệm và hiệu quả nhất
Giống như những hoạt động sản xuất kinh doanh khác, ngành chăn nuôi cũng thải ra môi trường rất nhiều chất thải có hại. Ngày nay, khi quy mô chăn nuôi ngày càng lớn thì tình trạng ô nhiễm do nước thải chăn nuôi ngày càng có xu hướng gia tăng. Chúng có ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe cũng như sinh hoạt của con người. Chính vì lý do đó, chúng ta cần có những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi tiết kiệm và hiệu quả.
Chăn nuôi là một trong những ngành mũi nhọn trong nông nghiệp Việt Nam, đây là nguồn cung cấp chính cho nhu cầu thực phẩm trong nước và xuất khẩu. Bên cạnh đó, chúng còn tạo ra nguồn thu nhập lớn cho nhà chăn nuôi và giải quyết vấn đề thiếu hụt lương thực. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích thiết thực trên, ngành chăn nuôi cũng còn tồn tại rất nhiều hạn chế.
Quy mô chăn nuôi ngày càng lớn sẽ kéo theo tình trạng nước thải chăn nuôi cũng tăng lên đáng kể. Điều này trở thành một vấn đề lớn mà các hộ chăn nuôi phải quan tâm. Nước thải từ chăn nuôi có mức độ nguy hiểm rất cao, nếu xả trực tiếp ra môi trường sẽ gây nên những hậu quả khó lường. Chúng ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người và tất cả các sinh vật khác. Do đó, yêu cầu tất yếu đối với các trang trại và hộ chăn nuôi đó là phải có phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả trước khi thải ra môi trường.
Bài viết dưới đây sẽ là những chia sẻ của mình về cách xử lý nước thải chăn nuôi phổ biến và tiết kiệm nhất hiện nay. Các bạn hãy cùng theo dõi nhé.
Phương pháp xử lý nướ thải chăn nuôi tiết kiệm, hiệu quả
Tổng quan về nước thải chăn nuôi
Nguồn gốc nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi chủ yếu đến từ chất thải của vật nuôi và nước từ quá trình vệ sinh chuồng trại. Nguồn nước thải này phụ thuộc rất nhiều vào quy mô và công tác vệ sinh của nhà chăn nuôi. Nếu không được xử lý đúng cách, đây sẽ là nguồn gây hại rất lớn cho môi trường và con người.
Những thành phần của nước thải chăn nuôi
Trong nước thải chăn nuôi gồm có:
Các hợp chất hữu cơ ( chiếm 70 -80%) bao gồm: cellulose, protit, acid amin, chất béo,..
Các hợp chất vô cơ ( chiếm 20 - 30%) bao gồm: đất, cát, muối, ure, ammonium,...
Hàm lượng N, P: hàm lượng N, P trong nước thải chăn nuôi rất cao, nguyên nhân là do gia súc gia cầm có khả năng hấp thụ chất này rất kém nên chúng thải hầu hết ra ngoài.
Ngoài ra, trong nước thải chăn nuôi còn chứa các mầm bệnh và vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, giun sán,....
Nguồn gốc của nước thải chăn nuôi
Tác động của nước thải chăn nuôi
Nước thải chăn nuôi mặc dù có khối lượng khá nhỏ so với những ngành khác, tuy nhiên chúng lại có ảnh hưởng rất lớn đến cả con người và hệ sinh thái. Cụ thể:
Tác động của nước thải chăn nuôi đối với con người
Tác động của nước thải chăn nuôi đối với đời sống con người là rất lớn. Chúng khiến những hộ dân xung quanh khu vực chăn nuôi bị ảnh hưởng nặng nề bởi các chất độc hại và mùi hôi khó chịu do chưa qua xử lý. Biểu hiện đầu tiên chính là thiếu nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.
Tiếp đến, nước thải chăn nuôi khiến môi trường sống của con người bị ô nhiễm và trực tiếp gây nên những căn bệnh như: bệnh đường hô hấp, tim mạch, da liễu và đặc biệt là bệnh ung thư. Các mầm bệnh, vi khuẩn và các chất hóa học có trong nước thải chăn nuôi cũng là nguyên nhân chính gây ra những bệnh lý nguy hiểm kể trên.
Đối với hoạt động sản xuất, thiếu nước sạch sẽ dẫn đến những thiệt hại kinh tế rất đáng kể. Nguy cơ này ảnh hưởng đến hầu hết các ngành kinh tế, nhưng chịu tác động nặng nề nhất vẫn là sản xuất nông nghiệp.
Tác động của nước thải chăn nuôi đối với con người
Tác động của nước thải chăn nuôi đối với hệ sinh thái
Nước thải có khả năng khiến nguồn nước, môi trường đất và cả không khí rơi vào trạng thái ô nhiễm nặng nề. Điều này gây nên những ảnh hưởng tiêu cực đến tất cả các sinh vật sống trong các môi trường đó . Khi một môi trường bị ô nhiễm, các sinh vật sống phụ thuộc vào nó cũng sẽ bị ảnh hưởng theo. Biểu hiện là các loài động thực vật sẽ bị suy giảm chức năng sống hoặc tồi tệ hơn sẽ dẫn đến nguy cơ diệt vong.
Ngày nay, với tình trạng xả nước thải chăn nuôi ra môi trường ngày càng lớn chúng ta có thể dễ dàng nhận ra môi trường xung quanh vùng xả thải đó cũng bị ô nhiễm và xuống cấp ngày càng nghiêm trọng .
Nước thải chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường
Tính cấp thiết của việc xử lý nước thải chăn nuôi
Ngành chăn nuôi tại Việt Nam hiện nay đang ngày càng mở rộng quy mô, kéo theo đó là tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải chăn nuôi ngày một tăng cao. Tình trạng này diễn ra là do những cơ sở chăn nuôi không thực hiện xử lý chất thải theo đúng quy định trước khi thải ra môi trường. Hoặc do một số cơ sở chăn nuôi áp dụng những phương pháp chưa phù hợp nên tình trạng ô nhiễm vẫn đang tiếp diễn và ngày một gia tăng.
Nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường chính là do các trang trại đã sử dụng quá nhiều nước cho việc dọn chất thải vật nuôi. Thực trạng này xảy ra chủ yếu tại các trang trại chăn nuôi có quy mô lớn do lượng chất thải từ những nơi này rất cao nên không thể thu gom mà chỉ có thể xả trực tiếp hoặc gián tiếp ra môi trường dưới nhiều hình thức khác nhau.
Mặt khác, các quy chuẩn quốc gia về xử lý chất thải khá cao so với khả năng thực tế của công nghệ xử lý tại các khu vực nông thôn nên các trang trại chăn nuôi không có khả năng đáp ứng. Do đó, các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi của hầu hết các trang trại chăn nuôi chỉ mang tính đối phó. Bên cạnh đó, tâm lý bất chấp làm giàu của một bộ phận người dân và sự lơ là của chính quyền trong việc giám sát xử phạt đã khiến tình trạng ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng.
Thực trạng nước thải chăn nuôi tại Việt Nam
>>> Xem thêm: Phương pháp xử ly chất thải nguy hại hiệu quả và an toàn nhất
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi
Với những thực trạng và tác động của nước thải chăn nuôi đối với đời sống con người. Chúng ta cần có những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả và kịp thời. Dưới đây là một số phương pháp tốt và được sử dụng nhiều nhất.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng Biogas
Đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi được sử dụng phổ biến nhất hiện nay. Phương pháp này có khả năng chuyển hóa các khí độc như CH4, CO2, SO2,... thành nhiên liệu hoặc điện năng phục vụ cho đời sống con người. Phương pháp này giúp hàm lượng chất độc và mùi hôi trong chất thải giảm đi rõ rệt. Ngoài ra, sau quá trình xử lý bùn cặn từ nước thải cũng sẽ được tận dụng làm phân bón cho cây trồng. Vừa tiết kiệm lại mang đến năng suất cây trồng rất cao.
Tuy nhiên, phương pháp này vẫn còn một số hạn chế. Đó là không thể xử lý được N và P. Do vậy, cần phải trải qua nhiều giai đoạn xử lý và áp dụng xen kẽ với các biện pháp khác. Cụ thể, sau khi xử lý biogas người ta sẽ tiếp tục đem nước thải chăn nuôi qua các bể Anoxic, Aerotank, bể lắng sinh học và hồ sinh học. Đến đây, chất độc hại và thành phần ô nhiễm mới được loại bỏ gần như hoàn toàn và đạt tiêu chuẩn.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng hầm biogas
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng ủ sinh học
Phương pháp này lợi dụng quá trình lên men kỵ khí của nước thải chăn nuôi để tạo ra các chất khí như CH4, CO2, H2S,... Sau đó các khí này sẽ được tận dụng để trở thành các nhiên liệu và khí đốt trong cuộc sống và sinh hoạt của người dân.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp sinh học
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng ủ hữu cơ
Phương pháp này sử dụng phân của vật nuôi sau đó thông qua các vi sinh vật và quá trình lên men tự nhiên để tạo ra những loại phân bón hữu cơ tốt cho cây trồng. Nhờ quá trình lên men mà các mầm bệnh và lượng chất phế thải có thể được phân hủy hoàn toàn. Phân hữu cơ sau khi ủ có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và mùn tốt cho sự phát triển của cây trồng và tăng sự phì nhiêu của đất. Nhờ những lợi ích trên mà hiện nay phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi này đang được áp dụng khá rộng rãi.
xử lý nước thải chăn nuôi bằng ủ hữu cơ
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách lắng cặn
Đây là phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khá đơn giản và ít tốn chi phí. Hỗn hợp nước thải chăn nuôi sau khi thu gom sẽ được đưa vào hồ, kế tiếp người ta sẽ dùng một số các yếu tố như lực động học để phân loại chất thải thành 2 dạng lỏng và rắn. Sau đó các chất thải này sẽ được tiếp tục xử lý theo cách thức riêng biệt và phù hợp nhất.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp lắng cặn
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thủy phân
Đây là công nghệ sử dụng các enzim do vi khuẩn tiết ra để phân hủy các chất hữu cơ phức tạp khó tan trong nước thành những chất đơn giản có khả năng tan trong nước.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp thủy phân
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng cách oxy hóa
Phương pháp này chính là một dạng thiết bị sục khí kéo dài. Nó xử lý các chất hữu cơ và nitơ có trong nước thải chăn nuôi và thải ra bùn với khối lượng nhỏ. phương pháp này rất được ưa chuộng do có cách vận hành đơn giản, ít tiêu hao năng lượng và chi phí. Các trại nhỏ thường xuyên áp dụng cách xử lý này để tiết kiệm chi phí và tăng năng khả năng sinh lời.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng phương pháp oxy hóa
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính
Tên gọi đầy đủ của phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi này là dùng bùn hoạt tính hiếu khí - thiếu khí kết hợp. Khác với cách dùng bùn hoạt tính truyền thống, phương pháp này sẽ áp dụng các hồ thiếu khí - hiếu khí kết hợp xen kẽ. Kết quả của quá trình này sẽ loại bỏ đồng thời các chất hữu cơ có hại và nitơ. Quá trình này thực hiện nhờ sự hoạt động song song của quá trình nitrat hóa ( xảy ra ở hồ hiếu khí) và khử nitrat ( xảy ra ở hồ thiếu khí). Chúng được dùng phổ biến trong xử lý nước thải thủy sản, gia súc và gia cầm.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng bùn hoạt tính thiếu - hiếu khí
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Trong tất cả các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiện nay, có thể nói đây là phương pháp thân thiện với môi trường nhất. Phương pháp này sử dụng các loài thực vật sống dưới nước, điển hình như bèo tây, dừa nước, thủy trúc, lục bình,....và một số loài động vật thủy sinh. Chúng được dùng như một công cụ phân hủy chất gây ô nhiễm thành những chất dinh dưỡng có lợi cho cây trồng. Quy trình xử lý của phương pháp này như sau:
Bước 1: Đưa nước thải chăn nuôi đi qua các song chắn để giữ lại các chất thải rắn và có kích thước lớn.
Bước 2: Chuyển nước thải đã được lược vào bể lắng để xử lý.
Bước 3: Nước đã lắng xong sẽ được chuyển sang các bể thực vật để phân giải chất hữu cơ, vô cơ thành chất dinh dưỡng để nuôi các loài thực vật thủy sinh trong hồ này.
Phương pháp này được khen ngợi vì vừa mang hiệu quả cao lại còn có chi phí thấp. Hơn thế, nó còn góp phần làm đẹp cảnh quan thiên nhiên khu vực chăn nuôi.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng thực vật
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng đệm lót sinh học
Phương pháp này rất dễ thực hiện và chi phí đầu tư cũng thuộc hàng thấp nhất. Nguyên liệu chính cho phương pháp này là trấu, mùn cưa và các phế phẩm lên men. Chúng sẽ được trải dưới chuồng chăn nuôi như một lớp đệm hấp thụ mùi hôi của chất thải và chuyển đổi những thành phần độc hại thành các chất vô hại. Quá trình này diễn ra nhờ vào hoạt động của các vi sinh vật kết hợp với các yếu tố sinh học khác.
Xử lý nước thải chăn nuôi bằng điệm lót sinh học
Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi khác
Ngoài các phương pháp kể trên, chúng ta còn có một số phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi hiệu quả khác. Điển hình là phương pháp đốt, làm lạnh, pha loãng làm nước tưới các loại cây trồng, dùng làm hóa chất hoặc làm thức ăn để nuôi giun đất, xử lý bằng men sinh học,....
>>> Xem thêm: Phương pháp xử lý khí thải hiện đại, an toàn
Công dụng nước thải chăn nuôi hậu xử lý
Nhìn từ mặt hạn chế, nước thải chăn nuôi là nguyên nhân chính dẫn tới ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên, nếu nhìn vào mặt tích cực, có thể thấy nước thải chăn nuôi sau khi được xử lý và loại bỏ đi các tác nhân gây hại sẽ trở thành một nguồn phân bón rất tốt cho cây trồng. Sử dụng nước thải chăn nuôi để tưới cây vừa giúp giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường vừa cung cấp chất hữu cơ cho cây một cách tự nhiên và tiết kiệm chi phí mua phân bón cho trồng trọt.
Ngoài ra, việc đẩy nước thải chăn nuôi đã qua xử lý vào đất cũng giúp làm tăng hàm lượng chất dinh dưỡng trong đất đồng thời hạn chế tình trạng bị rửa trôi và giảm mùi hôi khó chịu.
Nước thải chăn nuôi làm phân hữu cơ cho cây trồng
Trên đây là tập hợp những phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi tiết kiệm và hiệu quả nhất. Hy vọng qua bài viết này, nhà chăn nuôi có thể áp dụng những phương pháp này vào quá trình chăn nuôi của mình. Qua đó đạt được hiệu quả vật nuôi như ý mà vẫn có thể bảo vệ tốt cho môi trường và cuộc sống nhé.
Tags: Các phương pháp xử lý nước thải chăn nuôi heo, tổng quan về nước thải chăn nuôi, hệ thống xử lý nước thải trong chăn nuôi lợn, xử lý nước thải chăn nuôi bò, các phương pháp xử lý nước thải trong chăn nuôi, Xử lý nước thải chăn nuôi heo sau biogas